How we learn - Chúng ta học thế nào

How we learn - Chúng ta học thế nào

Benedict Carey

Table of contents

Lời mở đầu

First thing first, mình có tạo mind-map để tiện cho các bạn theo dõi phần tóm tắt, bên cạnh đó, mình cũng sẽ trình bày phần tóm tắt ở nội dung bên dưới.

Từ đó, ngoài việc sách review, cũng sẽ có thêm phần tóm tắt sách, đồng thời nêu lên một vài quan điểm cá nhân theo từng phần (nếu có).

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian. Cùng mình đi vào việc chính nhé.

Mindmap

Link: https://xmind.works/share/knq2ooIq

Password: hoangpnblog

Giới thiệu

Benedict Carey

  • Nhà văn khoa học đạt giải thường cho tờ New York Times

  • Cử nhân toán học và Thạc sĩ báo chí

  • Viết về sức khoẻ và khoa học trong vòng 25 năm

How We Learn - Chúng ta học thế nào

  • Cuốn sách này nói về một thứ vừa khiêm tốn, vừa vĩ đại hơn: Làm thế nào để tích hợp tính chuyên biệt của các môn học vào trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách khiến chúng 'mưa dầm thấm lâu'. Làm cách nào để việc học trở thành một phần của cuộc sống và ít chuyên biệt hơn. Chúng tôi sẽ khai thác môn khoa học mới nhất - khoa học của việc học để làm rõ các công cụ cần thiết để thực hiện điều này mà không thấy bị chôn vùi hoặc áp bức. Và chúng tôi sẽ cho thấy một vài điều chúng ta đã được dạy từ trước đến giờ như sự lười biếng, thiếu hiểu biết, sự phân tâm đôi khi cũng có thể có lợi cho việc học của chúng ta.

  • Quyển sách này được Benedict giải thích những nghiên cứu mới nhất về việc 'Chúng ta học như thế nào'. Nó sẽ bao gồm các nghiên cứu mà một số trong số đó sẽ thử thách các hiểu biết của chúng ta đang có về việc học

Học tập giãn cách

“Kỹ thuật này được gọi là học phân bổ, hay phổ biến hơn là hiệu ứng dãn cách. Người ta học được ít ra là một khối lượng tương đương, nhưng lưu trữ được kiến thức lâu hơn khi họ phân bổ - hay 'dãn cách' - thời gian học ra thay vì tập trung học một lần. Tốt hơn là học mỗi ngày một ít, thay vì học mọi thứ một lúc. Làm như vậy không chỉ tốt hơn, mà còn tốt hơn rất nhiều. Học tập phân bổ, trong những tình huống cụ thể, có thể tăng gấp đôi lượng tri thức chúng ta nhớ được sau này."

  • Tôi thích nghĩ rằng hiệu ứng dãn cách cũng giống như việc chăm sóc bãi cỏ trước nhà ở Los Angeles. L.A. là một thành phố có khí hậu sa mạc ven biển và người ta tâm huyết với văn hoá bãi cỏ xanh, sạch, đẹp. Sau khi sống ở đó bảy năm, tôi học được rằng để giữ một bãi cỏ tinh tươm, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu ta tưới nước 30 phút 3 lần mỗi tuần thay vì 1h30 phút 1 tuần. Phun nước ngập bãi có sẽ khiến nó trông xanh tươi hơn vào ngày hôm sau, nhưng màu xanh lục lấp lánh đó chắc chắn sẽ nhạt dần. Một lượng vừa đủ mỗi hay ngày, và bạn sẽ không phải xấu hổ với hàng xóm trong khi vẫn dùng cùng một lượng nước - hay thậm chí là ít hơn.

  • "Điều tương tự cũng đúng với học tập có phân bổ. Bạn không bỏ ra nhiều hơn gian hơn. Bạn không cần học chăm hơn. Nhưng bạn nhớ được nhiều hơn, lâu hơn"

Hiệu ứng dãn cách

  • Ý tưởng cơ bản

    • Nếu bạn chuẩn bị kế hoạch cho việc học thứ gì đó trong vòng 3 giờ

    • Sẽ tốt hơn nếu bạn phân nó ra thành 3 lần học 1 giờ

  • Tại sao?

    • Điều này mang lại cho bộ não của bạn cơ hội "quên" đi một chút

    • Khi bạn bắt đầu buổi học tiếp theo, sẽ khó hơn để não bộ của bạn có thể nhớ lại những gì mình học

    • Chính nhờ sự khó hơn một chút đó, bộ não của bạn sẽ kết nối các con đường mới để ghi nhớ các kiến thức một cách lặp đi lặp lại, giúp bạn dễ dàng nhớ lại vào thời điểm bạn cần.

Ảo giác thông thạo

  • "Hãy nhớ lại nguyên lý 'khó khăn đáng mong đợi' của nhà Bjorks: não bộ bạn càng phải nỗ lực để đào xới ký ức, thì cái học được sẽ càng ăn sâu hơn (tăng sức mạng truy xuất và lưu trữ)"

    • "Một dữ kiện càng dễ nhớ với tâm trí, thì độ ăn sâu của nó càng ít đi. Lặp lại dữ kiện ngay sau khi vừa học chẳng giúp gì cho bạn, nó chẳng có lợi thêm gì cho trí nhớ."

    • "Ảo giác thông thạo là thủ phạm chính trong những bài kiểm tra kết quả dưới trung bình. Không phải là do bất công hay vận rủi"

    • "Thật tiện là cách tốt nhất để vượt qua ảo giác này và cải thiện các kỹ năng thi cử của bạn, tự nó cũng là một kỹ thuật học tập hiệu quả."

    • "Kỹ thuật này chính là kỳ thi. Phải, tôi biết logic này nghe có vẻ lòng vòng: thi tốt hơn bằng cách thi. Đừng để bị lừa. Tự kiểm tra, nó không phải là một thứ đơn giản như bạn nghĩ. Một bài thi không chỉ là công cụ đo đạc, nó thay đổi những gì chúng ta nhớ và do đó thay đổi cách chúng ta tổ chức kiến thức trong đầu óc mình. Và nó làm như vậy qua những cách thức giúp cải thiện mạnh mẽ thành tích sau này."

  • Cách vượt qua ảo giác thông thạo

    • Tạo ra các "khó khăn đáng mong đợi"

    • Cách tốt nhất để làm điều đó với bản thân mình

      • 1. Đóng quyển sách, videos, hay khoá học bạn đang học lại. Và tự hỏi bản thân rằng bài đó nói về vấn đề gì, quyển sách đó trình bày quan điểm nào, ...

      • 2. Xem rằng liệu bạn có thể chủ động truy xuất lại các thông tin đã học hay không?

        • Cách này sẽ phá vỡ ảo giác thông thạo của bạn

        • Điều này cũng sẽ làm bạn khá khó chịu

Lộn xà ngầu

  • "Việc tập luyện lặp đi lặp lại không phải là 'dở'. Chúng ta cần tập luyện kiểu đó với một thời lượng nhất định để quen thuộc với bất kì kỹ năng hay học liệu mới nào."

    • "Nhưng lặp đi lặp lại tạo ra một ảo tưởng mạnh mẽ. Những kĩ năng cải thiện nhanh chóng rồi sau đó đi ngang."

    • "Ngược lại, sự tập luyện có thay đổi tạo ra mức độ tiến bộ 'có vẻ' chậm hơn trong mỗi buổi tập đơn lẻ, nhưng sự tích tụ kỹ năng và kiến thức lại lớn hơn theo thời gian. Về lâu dài, tập luyện lặp đi lặp lại một kỹ năng làm chúng ta chậm lại."

  • Đừng tập luyện từng cái một

    • Đây là một cách khác để tao ra các "khó khăn đáng mong đợi" trong cách học tập của bạn

    • Bạn có đang cố gắng học nhiều thứ cùng lúc?

      • Đừng tập trung vào một chủ đề, một thứ cho đến khi nó hoàn thành. Hãy chuyển đổi giữa chúng

      • Nếu bạn vẫn muốn cố gắng học một chủ đề cụ thể => Cố gắng học nó bằng các công cụ khác nhau, ở các địa điểm khác nhau

Ngủ: ngủ tối + các giấc ngủ ngắn trong ngày

Các giai đoạn của một giấc ngủ

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi đầu. Đơn giản là không thể tước mất giấc ngủ nông giai đoạn 1 của người ta, nếu học có ngủ. Nó thường được cho là giống như REM

  • Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement - Giấc ngủ chuyển động của mắt nhanh): Những cơn bão nơron này dường như để giúp nhận diện các khuôn mẫu, cũng như giải quyết về đế sáng tạo và tri nhận những mối quan hệ mà vào ban ngày nó hiện lên không quá rõ ràng, như trong một vài toán vi phân khó. Nhiều khả năng nó đóng vai trò lớn nhất (so với các giai đoạn khác) trong việc trợ giúp cho quá trình mưa dầm thấm lâu. - hay đơn giản có thể hiểu đây là một phiên trị liệu tâm lý ban đêm.

  • Giai đoạn 2: Có vẻ đây là giao đoạn riêng rẽ quan trọng nhất với học tập vận động, ví dụ như âm nhạc hay thể thao, hoặc có thể là các kỹ năng cơ khí.

  • Giai đoạn 3,4: Hai giai đoạn này thường được nhóm lại với nhau trong nghiên cứu về việc học, là các giai đoạn sóng chậm hay ngủ sâu. Đây là vùng lưu trữ ký ức quan trọng nhất. Nếu một người bị đánh thức khi đang trong giai đoạn này, thì việc đó không chỉ ảnh hưởng tới vẻ ngoài của họ; họ còn không nhận được lợi ích đầy đủ của giấc ngủ lên việc nhớ lại, với các dữ kiện mới học, từ vựng đã học qua, ...

Ngủ ngày cũng là ngủ

"Trong một chuỗi các thí nghiệm một thâp kỷ qua, Sara Mednick, làm việc ở Đại học California, San Diego, đã thấy rằng những giấc ngủ ngày một tiếng hoặc một tiếng rưỡi thường bao gồm cả giấc ngủ sâu sóng-chậm và REM."

  • "Những người học vào buổi sáng - dù là học từ vựng hay các trò chơi nhận diện khuôn mẫu, tức truy xuất trí nhớ hay hiểu cấu trúc sâu - làm tốt hơn khoảng 30% trong bài kiểm tra buổi tối nếu họ ngủ ngày so với khi họ không."

  • " 'Việc thực hiện những nghiên cứu này làm thay đổi cách làm việc của tôi', Mednick nói với tôi. 'Nó thay đổi cách tôi sống. Trong một số thí nghiệm, chúng tôi thấy những giấc ngủ ngày một tiếng tới một tiếng rưỡi đem lại cho chúng ta những lợi thế gần tương tự trong việc củng cố kiến thức mà bạn có được từ một giấc ngủ tám tiếng trọn vẹn buổi tối.' "

Tầm quan trọng

Các nhà khoa học đã nghiên cứ quá nhiều để chỉ ra việc ngủ (cả ngày và đêm) là rất quan trọng

  • Nếu hiện tại bạn đang có vấn đề về giấc ngủ, hoặc ngại dành thời gian khi cần để cho mình một giấc ngủ ngắn vào trong ngày, thì bạn đang đi ngược lại các nhà khoa học đấy ...

  • Nghỉ ngơi và thư giãn là một phần quan trọng trong quá trình chúng ta sử dụng để học hỏi và hoàn thành bất cứ điều gì

Bạn có thể dạy cho người khác?

"Nhiều giáo viên đã từng nói bạn không thật sự hiểu một đề tài cho tới khi bạn phải dạy nó, cho tới khi bạn phải giải thích rõ ràng cho một người khác."

  • "Chính xác là như thế. Một cách rất hiệu quả đề nghĩ về việc tự kiểm tra là nói: Được rồi, mình đã học xong và đã tới lúc dạy lại cho em trai, hay vợ mình, hay cô con gái tuổi dậy thì biết đống chữ này có ý nghĩa gì. Nếu cần thiết, tôi sẽ viết nó ra từ trí nhớ. Một cách mạch lạc, súc tích, và rõ ràng hết sức có thể."

  • "Xin hãy nhớ: những nỗ lực có vẻ đơn giản này để truyền đạt những gì bạn được học, với bản thân, hay người khác, không chỉ là một hình thức tự kiểm tra, theo nghĩa thông thường, mà còn là học - theo kiểu rất hiệu quả, mạnh mẽ hơn 20 tới 30% so với việc bạn cứ ngồi ì một chỗ nhìn trừng trừng vào tập đề cương."

  • "Còn hay hơn nữa, học kiểu đấy sẽ giải tán cái ảo giác thông thạo. Chúng sẽ làm lộ rõ những gì bạn không biết, những chỗ bạn cần tập trung vào, những gì bạn đã quên - và một cách rất nhanh chóng."

Dạy người khác

  • Có một sự thật thú vị là khi bạn phải dậy ai đó, phải trình bày về một chủ đề nào đó cho người khác hiểu. Bạn cảm thấy thực sự cần phải chuẩn bị, cẩn phải biết về điều đó thực sự rõ.

  • Chúng ta học được rất nhiều từ việc dạy cho người khác. Từ việc chuẩn bị kiến thức về lĩnh vực đó cho đến việc phải hình thành trình tự trình bày, diễn đạt sao cho hợp lý

Mười một câu hỏi quan trọng

Câu hỏi 1: Có thể coi giải phóng kẻ lười biếng trong bạn thật sự là một chiến lược học tập hợp lý không?

  • Nếu điều đó có nghĩa là ngồi nốc rượu vang trước tivi thì không.

  • Nhưng trong chừng mực nó có nghĩa là đánh giá việc học như một quá trình chia nhỏ, "hiếu động", diễn ra trong tiềm thức, và có chút lén lút, diễn ra trong mọi lúc - không chỉ khi bạn ngồi ở bàn làm việc, dán mắt vào một cuốn sách - thì đấy là chiến lược tốt nhất chúng ta có.

  • Và đó là chiến lược duy nhất không đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn từ phía bạn, không làm tăng áp lực phải thành tựu. Mà ngược lại, các kỹ thuật nêu ra trong sách này sẽ giúp giảm bớt áp lực đi

Câu hỏi 2: Thói quen hằng ngày quan trọng như thế nào cho việc học? Ví dụ, việc dành một góc riêng để học có quan trọng không?

  • Không hề.

  • Con người làm việc hiệu quả hơn qua thời gian khi thay đổi địa điểm học tập hay tập luyện. Bạn càng diễn tập trong nhiều môi trường, ký úc về học liệu càng trở nên sắc bén và kéo dài - và càng bớt gắn chặt hơn với một vùng an toàn. Hay nói cách khác, chính là khiến nó càng trở nên độc lập hơn với môi trường xung quanh.

  • Có thể mang máy tính ra quán cafe, ra hiên nhà, lên máy bay, ...

  • Có thể thay đổi thời gian học trong ngày cũng giúp ích

  • Có thể thay đổi cách xử lý với học như là đọc hoặc thảo luận, gõ máy tính hay viết bằng tay, đọc thuộc lòng trước gương trong khi nghe nhạc

Câu hỏi 3: Giấc ngủ ảnh hưởng đến việc học như thế nào (Chương 10)

  • Giấc ngủ có vài giai đoạn, mỗi giai đoạn củng cố và chắt lọc thông tin theo cách khác nhau.

  • Ví dụ "giấc ngủ sâu" - tập trung vào nửa đầu của đêm, là giá trị nhất trong việc ghi nhớ các dữ liệu cứng như: tên người, ngày tháng, công thức, khái niệm. => Nếu chúng ta cần chuẩn bị cho các bài kiểm tra tương tự như trên, thì chúng ta cần đi ngủ đúng giờ, ngủ trọn giấc ngủ sâu, và dậy sớm để xem qua bài vở.

  • Các giai đoạn khác thì giúp củng cố các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo - dù là trong toán học, khoa học, hay kỹ năng viết lách - diễn ra vào những giờ gần sáng, trước khi thức giấc. => Nếu bạn đang chuẩn bị cho buổi diễn tấu âm nhạc, hay một cuộc thi thể thao thì có thể cân nhắc thức khuya hơn một chút và dậy trễ hơn một chút

Câu hỏi 4: Có tồn tại một thời lượng học tập hay luyện tập tối ưu không? (Chương 4)

  • Điều quan trọng hơn việc bạn học bao lâu là bạn phân bổ thời gian học mà bạn có như thế nào?

  • Chia nhỏ thời gian học hay luyện tập ra - thành hai hoặc ba lần - thay vì chỉ một - sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tập trung vào một lần.

  • Sự chia nhỏ này buộc bạn phải nhớ lại học liệu, đào xới những gì bạn biết, và lưu trữ lại - một hoạt động tâm trí chủ động giúp cải thiện ký ức một cách chắc chắn. Chia càng nhiều lần (có thể chia ra nhiều lần trong một ngày, hoặc nhiều ngày) càng tốt, miễn là bạn có đủ thời gian để xem lại các học liệu và kỹ năng cho mỗi lần.

Câu hỏi 5: Học nhồi nhét có phải là một ý tưởng tồi không?

  • Không phải lúc nào cũng vậy.

  • Học dồn dập hiệu quả nếu bạn không còn cách nào khác. Một cách học thật nhanh cho bài kiểm tra nếu bạn đang trễ tiến độ.

  • Điểm tiêu cực là sau bài kiểm tra, bạn sẽ hầu như không nhớ được những gì bạn đã học.

  • Lý do là não bộ có thể mài sắc trí nhớ hơn chỉ sau khi quên một ít. Theo nghĩa này, ký ức giống như cơ bắp: một chút quên cho phép nó tạo ra sức mạnh lớn hơn sau này. Học nhồi nhét, theo định nghĩa, ngăn cản điều đó xảy ra.

  • Nếu bắt buộc phải học dồn dập => hãy dành nó cho những môn học mà bạn bắt buộc phải học nhưng không phải là lĩnh vực trọng tâm của bạn.

Câu hỏi 6: Việc tự kiểm tra, như bằng thẻ học (flashcard), hiệu quả tới mức nào?

  • Rất hiệu quả, như các giáo viên từng nói: Ta không thực sự hiểu một chủ đề cho đến khi ta dạy chúng.

  • Tự kiểm tra là một trong những kỹ thuật học tập hiệu quả nhất. Nó cải thiện khả năng lưu trữ và hiểu thấu lớn hơn nhiều so với cùng thời lượng mà ta ôn lại bài.

  • Những thẻ học kiểu cũ rất ổn; tương tự như nhờ một người bạn kiểm tra cho bạn.

  • Những bài kiểm tra làm được hai việc Chúng buộc bạn chọn câu trả lời đúng từ một số lựa chọn Chúng phải hồi ngay tức thì cho bạn: đúng hoặc sai

    • Chúng buộc bạn chọn câu trả lời đúng từ một số lựa chọn

    • Chúng phải hồi ngay tức thì cho bạn: đúng hoặc sai

Câu hỏi 7: Việc ôn lại những ghi chú trong lớp hay từ một bài giảng hiệu quả tới đâu?

  • Tuỳ thuộc vào cách bạn ôn lại như thế nào?

  • Ôn lại một cách thụ động như học nguyên văn từng chữ, hay các đoạn văn, công thức được đánh dấu sẽ có thể gây ra cái mà các nhà khoa học về sự học gọi là ảo giác thông thạo - cái cảm giác rằng, vì bây giờ bạn thấy nội dung này là quá hiển nhiên, không có nghĩa là nó vẫn sẽ hiển nhiên như vậy vào ngày mai, hay một tuần nữa.

  • Ôn lại theo cách cố gắng viết chúng ra - mà không cần nhìn - bắt trí nhớ làm việc nhiều hơn và là cách ôn bài hiệu quả hơn. Cách này cũng cho bạn thấy ngay lập tức những gì bạn không biết và cần khoanh tròn để xem lại.

Câu hỏi 8: Có rất nhiều lo ngại về việc mạng xã hội và điện thoại cùng đủ kiểu thiết bị điện tử đang cản trở việc học tập - và thậm chí thay đổi cách con người tư duy. Điều này có đúng không? Phải chăng sự phân tâm luôn là điều dở? (Chương 6)

  • Không. Sự phân tâm là xấu nếu bạn cần tập trung liên tục, như nghe một bài giảng.

  • Nhưng nghỉ giải lao một tí - năm, muời, hai mươi phút, để lướt FB, trả lời một số email, kiểm tra kết quả trận đấu - là kỹ thuật học tập hiệu quả nhất mà các nhà khoa học từng biết để giúp bạn giải quyết một vấn đề khi bạn đang mắc kẹt.

  • Tự làm mình phân tâm với công việc hiện tại cho phép bạn buông bỏ những giải định sai lầm, kiểm tra lại những manh mối theo một cách mới, và trở lại một cách tươi mới.

  • Nếu bạn quyết tâm giải một vấn đề - dù là một bài chứng minh khoa học, bài tích phân, hay đoạn văn bạn viết mãi không xong - não bộ của bạn sẽ tiếp tục làm công việc đó trong thời gian giải lao, một cách vô thức, không có hướng dẫn (cố đinh, không hiệu quả) từ bạn.

Câu hỏi 9: Có chiến lược nào hiệu quả để cải thiện thành tích trong những dự án sáng tạo dài hạn không? (Chương 7)

  • Có. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, và cho phép mình bỏ ngang công việc.

  • Sự cắt ngang có chủ ý không giống như bỏ cuộc. Trái lại, dừng làm việc với một bài thuyết trình lớn, phức tạp, bài luận cuối kỳ, hay một bản giao hưởng, thực ra lại kích hoạt dự án đó trong tâm trí bạn, và bạn sẽ bắt đầu thấy và nghe được đủ thứ liên quan tới nó trong đời sống hàng ngày của mình. Nhưng đừng bỏ bê nó quá lâu nhé.

  • Đó chính là những yếu tố chính của quá trình mưa dầm thấm lâu

Câu hỏi 10: Lý do phổ biến nhất cho một bài kiểm tra thất bại sau khi bạn tưởng mình đã chuẩn bị kỹ là gì?

  • Ảo giác thông thạo - ảo giác rằng bạn "biết" rõ một điều gì đó chỉ vì nó hiện lên thật rõ ràng ở thời điểm bạn học, và bạn cho rằng nó sẽ như vậy mãi.

  • Ảo giác thông thạo hình thành một cách tự động và vô thức. Các công cụ trợ học như đánh dấu hay viết lại các ghi chú có thể làm củng cố thêm ảo giác này.

  • Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra các "khó khăn đáng mong đợi" như bằng cách tự làm bài kiểm tra, hay dãn cách thời gian học.

Câu hỏi 11: Phải chẳng cách tốt nhất là thực hành từng kỹ năng một cho tới khi nó trở nên tự động, hay tập nhiều thứ cùng lúc thì tốt hơn? (Chương 8)

  • Tập trung vào từng kỹ năng một - dẫn tới sự tiến bộ có thể đo đếm được, rõ ràng. Nhưng qua thời gian, việc này sẽ hạn chết sự phát triển của từng kỹ năng.

  • Trộn lẫn hay "đan lồng" nhiều kỹ năng trong một buổi tập giúp mài sắc hiểu biết của chúng ta về tất cả các kỹ năng. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho việc ôn bài tốt hơn.

Did you find this article valuable?

Support Hoàng Phạm ngọc by becoming a sponsor. Any amount is appreciated!